Có hai Hàn Tín sống cùng thời Hàn Tín

Bài chi tiết: Hàn vương Tín

Cùng thời với Hàn Tín, còn một nhân vật khác cũng có tên Hàn Tín[14]. Ông là con cháu nước Hàn thời Chiến Quốc. Khi các nước ở Sơn Đông nổi dậy chống Tần, để có danh nghĩa tập hợp lực lượng, người ta tìm lại con cháu của chư hầu cũ đưa lên ngôi. Đại thần nước SởHạng Lương đã sai Trương Lương tìm Hàn Thành làm Hàn vương. Hàn Tín là người cùng họ nên cũng được làm tướng. Sau khi Hàn Thành bị Hạng Vũ giết, Hàn Tín được Lưu Bang lập làm Hàn vương để có vây cánh chống Hạng Vũ.

Năm 204 TCN, Hạng Vũ vây ngặt Huỳnh Dương. Lưu Bang nhờ Kỷ Tín đóng giả ra hàng để chạy thoát về Thành Cao, cử Hàn vương Tín cùng Tung Công, Ngụy Báo và Chu Hà ở lại giữ thành. Hạng Vũ biết bị Kỷ Tín lừa, giết Tín rồi đánh thành mạnh hơn. Chu Hà, Tung Công giết Ngụy Báo vì sợ Báo lại phản Hán lần nữa. Cuối cùng Hạng Vũ vẫn hạ được thành, Tung Công và Chu Hà không hàng nên bị giết, Hàn Tín bị cầm tù. Lúc này Đại tướng quân Hàn Tín kia đang bình định nước Triệu.

Khi diệt xong Hạng Vũ, Lưu Bang cải phong Hàn Tín lên Thái Nguyên là vùng xa xôi, giáp địa giới Hung Nô (hệt như cách làm với Sở vương Hàn Tín), do đó dẫn đến việc Tín làm phản, dẫn Hung Nô vào đánh Hán. Sau này Tín chạy sang nương nhờ bên Hung Nô.

Rất ngẫu nhiên là cả hai Hàn Tín đều nổi danh trong thời Tần mạt Hán hưng, đều theo thờ Lưu Bang và cả hai đều bị vua phụ và chết cùng năm. Đây có lẽ là sự trùng hợp ngẫu nhiên có một không hai trong lịch sử.